Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Bệnh mỏ và nhiễm khuẩn - Psittacine Beak and Feather Disease


Bệnh mỏ và nhiễm khuẩn - Psittacine Beak & Feather Disease


(Bản dịch của nhóm Alex Dang)

Lịch sử bệnh PBFD


Bệnh mỏ và lông nhiễm khuẩn Psittacine (PBFD) được phát hiện và mô tả trong năm 1975 do tiến sĩ Ross Perry, bác sĩ thú y tại Sydney. Người ta tìm được rất nhiều chú chim có biểu hiện bất thường ở lông và mỏ, lúc đầu chỉ ở những đàn chim tư nhân được nuôi tại Australia, nhưng sau đó lại lan ra một cách nhanh chóng. Giả thuyết ban đầu được cho là do vấn đề về gen hoặc thiết hụt.
Căn bệnh này đươck cho là căn bệnh đáng chú ý nhất về vẹt trên toàn thế giới. Nghiên cứu tại Đại học Murdoch, Australia, và đại học Georgia, Mỹ, đã chỉ ra nguyên nhân là do một loại circo-virus. Dù nỗ lực tạo ra vắc xin để ngăn chặn sự lây lan, nhưng chưa có thí nghiệm nào thành công.


Sắc tố lông bất thường, biểu hiện cho bệnh PBFD.


PBFD trong thế giới tự nhiên

Theo báo cáo của Ashby năm 1907, sự bùng nổ bệnh PFBD đầu tiên là ở loài red-rumped hoang dã tại đồi Adelaide hills năm 1888. Từ đó, bệnh PBFD cũng được xác nhận xuất hiện ở Galahs, vẹt mào Sulphur-crested, Corellas, Rainbow lorikeets, orange-bellied, Rosellas, Ringneck, Leadbetter cockatoos, Gang Gang cockatoos, King parrots, Swift parrots, Budgerigars, và các loài khác.
Các đàn vẹt mào hoang dã có tỉ lệ nhiễm bệnh là 20% (tức là 1/5 số chim bị nhiễm bệnh), tỉ lệ xuất hiện khi xét nghiệm là 60-80% (nghĩa là đại đa số đều có mang vi rút). Sự lây nhiễm là do những con chim mang bệnh, nhưng nếu vi rút bị lây lan đến những khu nuôi chim hay các đàn chim tự nhiên, bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Vi rút có thể lây từ chim này sang chim kia qua theo chiều ngang: tiếp xúc trực tiếp, hay từ chim trưởng thành trong độ tuổi sinh sản; hoặc theo chiều dọc: qua trứng và chim con, ảnh hưởng đến thế hệ sau. Virus lây nhiễm có thể vẫn tồn tại trong tổ bị nhiễm bệnh trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.


Nguyên nhân của PBFD

Psittacine Circovirus là vi rút nhỏ nhất được biết đến là có khả năng gây bệnh, đường kính chỉ bằng 16 nanomet. Sự lây nhiễm đã được xác định trong các loài chim khác (và cũng xảy ra ở động vật có vú dụ như lợn), nhưng có vẻ như chỉ có loài chim như vẹt mới bị ảnh hưởng nặng. Vi rút này thích các tế bào phân chia, và tấn công các mô của chim non, và các loại mô phát triển nhanh chóng hoặc được thay thế thường xuyên. Các mô đó tức là da, lông, mỏ, thực quản và diều, cũng như các cơ quan của hệ thống miễn dịch như tuyến ức, ổ nhớp, và tủy xương. Các mô bị tổn thương này do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, do đó dễ bị nhiễm trùng thứ cấp với các virus khác, vi khuẩn, hay nấm. Nhiễm trùng lông và mỏ sẽ khiến cho quá trình phát triển của con chim bị biến dạng.
Virus này tồn tại ổn định trong môi trường, và có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm trong lông bụi, phân, hoặc các vật liệu làm tổ. Sự nhiễm trùng có thể lây lan dễ dàng do hít phải bụi lông bị nhiễm bệnh hoặc phân khô, hoặc ăn phải phân nhiễm bệnh hoặc dự trữ thức ăn ở diều. Vi rút trú trong quần áo, bát ăn, hộp đi du lịch hoặc lồng. Loại virus phát triển nhanh vào những năm 1980 khi vẹt non bị nuôi nhốt với số lượng lớn tại các cơ sở chuyên dụng, các vi rút truyền từ các chim non sang con khác qua người nuôi, đồ dùng cho ăn, hoặc chỉ đơn giản là qua không khí. Vi rút này có sức kháng cự lớn đối với nhiều loại thuốc khử trùng.

Một ca nhiễm bệnh nặng (chim khoảng 11 tuổi), lông rụng nhiều, mỏ bị huỷ hoại, và nhiễm trùng da cấp 2



Khi phát bệnh PBFD

Thời kỳ ủ bệnh và các dấu hiệu lâm sàng của vi rút này rất khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm (số lượng vi rút lây nhiễm), và độ tuổi của con vẹt và các giai đoạn phát triển lông khi bị nhiễm. Khi hệ thống miễn dịch phát triển, chim sẽ có đề kháng tốt hơn, và các dấu hiệu nhẹ hơn.
Nói chung, các loài chim trên 3 tuổi khó bị nhiễm hơn, nhưng trong những trường hợp khắc nghiệt các chú chim trưởng thành hơn vẫn có thể nhiễm bệnh, hoặc có thể trở thành chim mang mầm bệnh tiềm ẩn sau một đợt stress.

Khi ở độ tuổi thành niên In juvenile (đặc biệt là chim nuôi), chim chưa có hệ thống miễn dịch phát triển, thời gian ủ bệnh giữa nhiễm và phát bệnh có thể trong 14 đến 28 ngày, và bệnh sẽ rất nghiêm trọng.

Ở các chú chim trưởng thành hơn, thời gian ủ bệnh có thể là hàng tháng, và các dấu hiệu lâm rất âm thầm và ăn sâu. Quá trình phát bệnh rất đa dạng, các chú chim mang bệnh lây lan vi rút cũng rất phổ biến. Do đó, rất khó để loại ra virus từ một đàn đã nhiễm bệnh, và trong nhiều loài chim khác nhau.
Mẫu bệnh được miêu tả như sau:

Quá cấp Peracute –chết đột ngột mà không có dấu hiệu gì của bệnh ở chim non mới nở, thường gặp nhất ở vẹt mào và vẹt xám châu Phi.

Cấp tính – chủ yếu ở ở chim vẫn còn nuôi trong tổ hoặc chim non trong giai đoạn đầu tiên mọc lông. Thường thì chim bắt đầu rụng lông tơ, và mỏ có màu đen sáng bóng ở loài chim có mỏ màu xám. Có thể lông sẽ có màu bất thường (ví dụ như màu trắng ở vẹt Vasa thường màu đen, màu hồng ở vẹt xám châu Phi). Chim bị nhiễm bệnh rất yên tĩnh và trầm, và ngoại hình thường hơi “bẩn thỉu”. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, và nhanh chóng bị nhiễm trùng thứ cấp. Các biểu hiện điển hình của PBFD là một chú vẹt con xám Châu Phi mới mua bị trầm cảm, đau bụng, co thắt ở chân, khám nghiệm sau khi chết sẽ thấy nhiễm Aspergillosis. Bị nhiễm nấm là một vấn đề thứ cấp phổ biến trong chim bị suy giảm miễn dịch.

Mãn tính –hình thức đầu tiên của bệnh, được tìm thấy ở các chim trưởng thành hơn, lông rụng nhiều và biến dạng ngày càng tăng với mỗi chu kỳ thay lông. Mỏ và móng giòn, hoại tử, và biến dạng. Cuối cùng toàn thân sẽ bị rụng lông, kể cả phần đầu, trong khi vẹt rỉa lông sẽ có phần đầu bình thường whereas plucking parrots will have normal head feathers. Căn bệnh này luôn gây tử vong, nhưng chim vẫn có thể sống trong nhiều năm nếu được chủ sở hữu hỗ trợ.
Mang mầm bệnh – chim không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, nhưng dễ nhiễm và đổ lây lan vi rút sang các con chim khác. Thường xuất hiện ở chim trưởng thành, vẹt thường, vẹt mào và vẹ Cockatiel.


Chẩn đoán PBFD

Triệu chứng lâm sàng ở dạng mãn tính rất dễ thấy highly suggestive, trong khi hầu hết các chú chim bị nhiễm PBFD cấp tính bị giảm bạch cầu nặng. Các bằng chứng tích cực thu được qua xác định sự hiện diện của vi rút trong chim, tốt nhất là xét nghiệm PCR (phản ứng khuếch đại gen). Thử nghiệm này rất chính xác, vì một lượng nhỏ vi rút ADN sẽ được phát hiện. Vì vậy, quan trọng là phải thu thập mẫu không bị nhiễm khuẩn từ các nguồn khác, ví dụ như trong chim được tiếp xúc hoặc môi trường.
Nếu xét nghiệm là dương tính, nó khẳng định sự hiện diện của vi rút PBFD, tức là chú chim bị nhiễm bệnh.

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, không có nghĩa rằng chim là miễn nhiễm, chỉ là những mẫu được lấy không có virus vào thời điểm đó. Điều này có thể xảy ra khi lông được gửi đi không có virus, vì không phải tất cả các lông trên thân đều chứa virus. Điều này đặc biệt đúng ở chim non với bệnh cấp tính. Các mẫu máu cho kết quả đáng tin cậy hơn, nhưng trong trường hợp giảm bạch cầu nặng, thậm chí có thể gây hiểu nhầm. Các mẫu đáng tin cậy nhất là sinh thiết tủy xương, nhưng điều này phải được thực hiện bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm, chứ không phải được thực hiện bởi các chủ sở hữu. Cuối cùng, virus PBFD có các chủng khác nhau, và không phải tất cả các phòng thí nghiệm làm xét nghiệm PCR có thể nhận tất cả các chủng.

Do đó một xét nghiệm sàng lọc phù hợp cho tất cả là không có. Các mẫu lông ở chim để bán có thể cho kết quả âm tính, và sau đó được bán như không nhiễm bệnh, nhưng không chứng minh được sau đó có nhiễm bệnh hay không. Chim nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu của cấp tính cũng có thể có kết quả âm tính. Ở trường hợp chim mang mầm bệnh đôi khi cũng cho kết quả âm tính, nhưng lại có kết quả dương tính ở nơi khác, tùy thuộc vào các mẫu được lấy. Chim dương tính với bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng nên được tái kiểm tra sau một tháng - có thể là ban đầu có mẫu nhiễm, hoặc tiếp xúc thoáng qua với các vi rút sau đó đã được loại bỏ.

Điều trị và ngăn ngừa PBFD

Hiện nay chưa có thuốc chữa cho bệnh này. Một số vẹt đuôi dài và đôi vẹt vẫn sống nhiều năm khi nhiễm bệnh, và có báo cáo về sự phục hồi dần dần ở những loài này, mặc dù độ chính xác của chẩn đoán ban đầu vẫn bị nghi ngờ.

Tất cả các loài vẹt lớn luôn chết sớm hay muộn. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra một loại vắc xin để ngăn chặn sự lây lan bệnh, nhưng cho đến nay (thời điểm năm 2006), vẫ chưa có thành công nào. Một số bác sĩ thú y đã tiêm interferon (một loại thuốc kháng virus) vào vẹt non trong giai đoạn đầu của bệnh, và có một số thành công nhất định, interferon được sử dụng có nguồn gốc từ gia cầm. Interferon bán sẵn có nguồn gốc từ mèo không hiệu quả.

Có thể tiếp tục duy trì chất lượng cuộc sống là hợp lý cho một chú chim nuôi. Thường xuyên bổ sung các vitamin, khoáng chất và chế phẩm sinh học để tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng thứ cấp.

Các chú chim nhiễm bệnh hay các chú chim dương tính với mầm bệnh nên được chọn ra và nhốt lại trong lồng và các thiết bị được khử trùng thường xuyên. Những chú chim còn lại nên được xét nghiệm nhiều lần và thường xuyên để phát hiện cá thể nhiễm mới. Khi một đàn chim bị nhiễm, rất khó để loại bỏ virus này.

Các nghiên cứu vẫn được tiếp tục, và các kỹ thuật chẩn đoán được cải thiện, nhưng căn bệnh này hiện nay xuất hiện ở cả chim hoang dã và chim nuôi nhốt, và sẽ tiếp tục phát sính các vấn đề cho bác sĩ thú y trong nhiều năm tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét